Jincai
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


http://boxstr.com/files/2330252_xkvrb/mudim-0.8-r126.js
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Các nhóm hợp chất thường gặp trong dược liệu

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 56
Join date : 29/05/2010
Age : 35
Đến từ : Hòa Thành Tây Ninh

Các nhóm hợp chất thường gặp trong dược liệu Empty
Bài gửiTiêu đề: Các nhóm hợp chất thường gặp trong dược liệu   Các nhóm hợp chất thường gặp trong dược liệu Icon_minitimeSat May 29, 2010 6:11 pm

Một số nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật là:
muối vô cơ acid hữu cơ carbohydrat chất béo
tannin tinh dầu alkaloid. glycosid tim
anthraglycosid flavonoid coumarin saponin
kháng sinh thực vật.
I. CÁC MUỐI VÔ CƠ
Các chất vô cơ trong thực vật có thể chia thành 3 nhóm:
1. Các nguyên tố đa lượng
- Là các muối có hàm lượng lớn trong cây như kali, calci, natri, silic, magnesi.
- Các muối này thường tồn tại dưới dạng hòa tan, riêng lượng thừa của calci có thể tồn tại dưới dạng muối calci carbonat hay calci oxalat không tan.
- Các chất vô cơ đa lượng thường ít quan trọng trong tác dụng của cây thuốc. muối kali được biết có tham gia vào tác dụng lợi tiểu, làm tăng tác dụng của các glycosid trợ tim.
2. Các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng
- Là những nguyên tố có hàm lượng từ 10–5–10–3% (vi lượng) hay nhỏ hơn 10–6% (siêu vi lượng) trong cây như như đồng, kẽm, cobalt, selen v.v…
- Những chất này thường tham gia vào thành phần các enzym điều khiển các quá trình trao đổi chất quan trọng của tế bào.
- Các chất vi lượng như selen, kẽm, đồng ngày nay được xem như là những chất bổ sung quan trọng để tăng cường khả năng chống oxy hoá của cơ thể.
3. Các kim loại nặng
- Các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi v.v… thực chất cũng là những nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong cây. Tuy nhiên, đối với con người, những kim loại này có thể tích lũy và gây ra những tác động có hại khi được đưa vào cơ thể lâu dài.

II. CÁC ACID HỮU CƠ
1. Khái niệm chung
- Acid hữu cơ (với phân tử lượng nhỏ) là những chất hữu cơ thường có vị chua, tan trong nước. Khi tác dụng với kiềm sẽ cho các muối không còn vị chua nữa.
- Trong thiên nhiên acid hữu cơ có thể tồn tại dưới dạng tự do hay dạng muối với các chất kiềm vô cơ hay hữu cơ hay dạng ester.
- Nhiều cây tích lũy một lượng đáng kể các acid hữu cơ như: Chanh, Me, Nho, Táo, Khóm, Khế, Chua me v.v….
- Ngoài các acid thường gặp là acid citric, acid tartric, acid oxalic v.v… đôi khi còn gặp các acid đặc biệt như acid benzoic, acid salicylic, acid hydnocarpic v.v….
2. Công dụng
- Các acid hữu cơ thông thường như acid acetic, acid citric, acid tartric v.v… được sử dụng nhiều trong thực phẩm.
- Dược liệu chứa acid hữu cơ thường có tác dụng lợi tiểu, nhuận trường.
- Một số acid hữu cơ đặc biệt có các tác dụng riêng như:
- Acid benzoic (trong Cánh kiến trắng) có tính kháng nấm và sát khuẩn, muối natri benzoat có tác dụng long đờm.
 Acid salicylic (thu được từ salycin trong vỏ Liễu) có tác dụng kháng nấm, sát khuẩn, được dùng để bán tổng hợp Aspirin.
 Acid hydnocarpic trong dầu Đại phong tử có tác dụng kháng khuẩn, trị lao, cùi.
 Các acid cafeic, chlorogenic có trong nhiều dược liệu có tác dụng nhuận mật.
III. CARBOHYDRAT
1. Khái niệm chung
- Carbohydrat, hay còn gọi là glucid, là những chất có cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị cơ bản gọi là các đường đơn. Chúng là sản phẩm của quá trình quang hợp của thực vật.
- Tùy theo số lượng các đơn vị cơ bản cấu tạo nên carbohydrat mà nó được xếp chúng vào các nhóm: đường đơn (glucose, fructose, galactose v.v…), đường đôi (saccharose, lactose, maltose v.v…) hay các polysaccharid (tinh bột, cellulose, gôm, thạch, pectin, chất nhầy).
- Các đường đơn, đường đôi, tinh bột là những nguyên liệu cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
2. Những carbohydrat thường gặp trong dược liệu
a. Đường đơn, đường đôi
- Các đường quan đơn trọng là glucose, fructose hay gặp trong các loại quả chín.
- Các đường đôi quan trọng là:
 Đường mía (saccharose): có trong củ cải đường, mía, thốt nốt và các loại trái cây.
 Đường mạch nha (maltose): là sản phẩm thuỷ phân tinh bột bằng enzym amylase trong mầm ngũ cốc, thu được khi làm mạch nha.
 Đường sữa (lactose): có nhiều trong sữa.
b. Tinh bột
- Tinh bột tồn tại trong cây dưới dạng hạt với kích thước và hình dạng khác nhau trong các bộ phận của cây thường là trong hạt và củ..
- Tinh bột không tan trong nước lạnh và hóa hồ trong nước nóng.
- Tinh bột được dùng làm lương thực, tá dược cho viên nén, chế tạo rượu etylic và đường glucose.
- Dược liệu chứa tinh bột: Hoài sơn (Củ mài),Ý dĩ, Sắn dây (Cát căn), hạt Sen, Mạch nha.
c. Gôm – chất nhầy – pectin
Khái niệm chung
Gôm, chất nhầy và pectin là những carbohydrat phức tạp có nguồn gốc từ thực vật.
- Gôm có nguồn gốc bệnh lý, cây tiết ra gôm để phản ứng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi: sâu mọt, nắng mưa.
- Chất nhầy: Là chất dự trữ cho sự phát triển của các bộ phận của cây.
- Pectin: Là thành phần cấu tạo của màng tế bào của một số loài thực vật.
Công dụng
- Gôm được dùng làm chất nhũ hoá, làm tá dược dính cho viên nén như gôm arabic, gôm adragant.
- Chất nhầy, pectin, thạch được dùng làm thuốc nhuận tràng, chữa táo bón.
- Pectin làm thuốc cầm máu đường ruột, điều trị tiêu chảy, làm chất nhũ hoá trong bào chế.
- Thạch là môi trường cấy vi sinh.
- Gôm, chất nhầy còn dùng để hồ vải trong công nghiệp vải sợi,
Dược liệu chứa chất nhầy, pectin
Mã đề, Sâm bố chính, mủ Trôm, Rau câu, vỏ Bưởi.
IV. GLYCOSID TIM
1. Khái niệm chung
- Glycosid tim là những glycosid có tác dụng đặc hiệu lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Ở liều cao gây nôn, chảy nước bọt, tiêu chảy, yếu cơ và cuối cùng là loạn nhịp tim, có thể làm ngừng tim.
- Glycosid tim là những chất độc bảng A.
2. Dược liệu chứa glycosid tim
- Trúc đào, Thông thiên, Đay, Sừng dê, Bồng bồng, Mướp sát.
V. SAPONIN
1. Khái niệm chung
Saponin là những hợp chất tự nhiên có những tính chất chung:
- Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt bền khi lắc với nước.
- Phá vỡ hồng cầu.
- Độc đối với cá.
- Vị đắng nhẫn, kích ứng niêm mạc, làm hắt hơi, đỏ mắt.
2. Công dụng của các dược liệu chứa saponin
- Long đờm, chữa ho như Viễn chí, Thiên môn, Cát cánh, Cam thảo.
- Thông tiểu như Râu mèo, Rau má, Mạch môn, Thiên môn.
- Bổ, tăng cường sinh lực như Nhân sâm, Tam thất, Ngũ gia bì, Đinh lăng.
- Kháng viêm như Cam thảo, Ngưu tất, Cỏ xước.
- Kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế hoạt động của virus như Cam thảo, lá Cà chua, mầm Khoai tây.
VI. ANTHRAQUINON
1. Khái niệm chung.
Anthraquinon là những dẫn chất của 9,10-diketon-anthracen.
Tùy theo công dụng, anthraquinon được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm phẩm nhuộm: thường có màu vàng, đỏ đến đỏ tía.
- Nhóm nhuận tẩy: thường có màu vàng nhạt đến vàng.
2. Công dụng
a. Nhóm nhuận tẩy
Các anthraquinon nhóm nhuận tẩy có tác dụng trên ruột già tuỳ theo liều:
- Liều nhỏ: kích thích tiêu hóa.
- Liều trung bình: nhuận.
- Liều cao: tẩy xổ.
Một số chất còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống khối u.
Chú ý
- Thuốc có tác dụng chậm, thường là 8 – 12 h sau khi uống.
- Thuốc làm co thắt cơ trơn tử cung, bàng quang, thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, người bị viêm bàng quang, tử cung.
- Thuốc được bài tiết qua sữa, thận trọng với những bà mẹ cho con bú.
- Thuốc được bài tiết qua nước tiểu làm nước tiểu có màu hồng.
b. Nhóm phẩm nhuộm
- Anthraquinon nhóm phẩm nhuộm thường được dùng làm phẩm nhuộm vải sợi, dược phẩm, mỹ phẩm.
- Một số chất có tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn, kháng nấm, chống khối u.
3. Dược liệu chứa anthraquinon
Lô hội Đại hoàng Muồng trâu Kiến cò Phan tả diệp
Ba kích Cốt khí củ Hà thủ ô đỏ Nhàu Thảo quyết minh
VII. TANIN
1. Khái niệm chung
- Tanin là những polyphenol tự nhiên có vị chát, có tính thuộc da (kết hợp với da làm cho da không bị thối, không thấm nước và bền vững).
- Tanin cho kết tủa với protein, alkaloid và kim loại nặng.
2. Công dụng
Tanin làm kết tủa protein có tác dụng săn se da và niêm mạc được dùng để điều trị:
- Tiêu chảy, chữa viêm ruột mãn tính.
- Bỏng, vết thương nhỏ, các tổn thương trên da.
- Dùng chữa ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do uống alkaloid (khi chất độc còn nằm trong hệ tiêu hóa, sau đó là súc ruột).
Chú ý : Khi dùng liều cao đường uống tanin gây xót ống tiêu hóa và táo bón, nên tránh dùng cho trẻ em. Dạng kết hợp của tanin với protein như gelatin, albumin hay casein khắc phục được nhược điểm này.
3. Dược liệu chứa tanin.
Ngũ bội tử, Chiêu liêu, Ổi, Trà, Măng cụt, Chôm chôm, Sim v.v…
VIII. FLAVONOID
1. Khái niệm chung
Flavonoid là một nhóm lớn những hợp chất phenol có cấu trúc diphenylpropan, rất phổ biến trong thực vật. Flavonoid thường mang lại các màu sắc khác nhau cho hoa, lá, quả của các loài thực vật.
2. Công dụng
- Flavonoid có hoạt tính vitamin P làm bền vững và giảm tính thấm của thành mạch máu. Flavonoid được dùng phối hợp trong điều trị các chứng cao huyết áp, scorbut dùng điều trị trong các bệnh suy yếu thành mạch, dễ chảy máu như các chứng sung huyết, bệnh trĩ v.v….
- Flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, dập tắt các gốc tự do được xem như là nguyên nhân của nhiều bệnh chứng khác nhau.
- Một số flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là tụ cầu khuẩn, dùng chữa ho, viêm phế quản, thương hàn, tả, lỵ.
- Một số flavonoid có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng.
3. Dược liệu chứa flavonoid.
Dược liệu chứa flavonoid: Hoa hoè, Kim ngân, Giấp cá, Xạ can, Cỏ mực, Sài đất, Táo, Ích mẫu, Tô mộc, Artichaut v.v….
IX. TINH DẦU
1. Khái niệm chung
Tinh dầu là hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có đặc tính chung là dễ bay hơi, thường có mùi thơm, có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật và có thể điều chế được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước.
2. Tính chất:
- Đa số các tinh dầu ở trạng thái lỏng, nhẹ hơn nước, dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, thường không màu hay màu vàng nhạt.
- Tinh dầu tan trong dung môi hữu cơ, cồn, dầu béo, rất ít tan trong nước.
3. Công dụng
- Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
- Tinh dầu thường có tính gây giãn mạch, sát khuẩn, thường được dùng trong điều trị cảm sốt, trị bệnh đường hô hấp.
- Một số thành phần trong tinh dầu có tác dụng đặc biệt như gây tê, giúp tiêu hóa, diệt ký sinh trùng, dẫn dụ côn trùng v.v….
4. Dược liệu chứa tinh dầu
Bạc hà, Tràm, Bạch đàn, Sả, Cam, Chanh, Sa nhân, Thảo quả, Dầu giun, Hương nhu, Đinh hương, Quế, Hồi hương, v.v….
X. NHỰA
1. Khái niệm chung
Nhựa là hỗn hợp các chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, tạo ra bởi cơ quan tiết của cây do sự oxy hóa và trùng hợp hoá 1 phần hay toàn phần của tinh dầu.
2. Tính chất
- Nhựa thường là những chất rắn vô định hình, trong hay trắng đục, có mùi thơm.
- Nhựa không tan trong nước, tan trong cồn, tan 1 phần trong dung môi hữu cơ. khi đốt nhựa sẽ mềm rồi chảy lỏng và cháy vớí nhiều khói, có mùi thơm.
3. Công dụng
- Một số loại nhựa có tác dụng trị ho, sát trùng đường hô hấp như nhựa Thông, Cánh kiến trắng, bôm Tolu.
- Một số nhựa có tác dụng nhuận tràng tẩy như nhựa Jalap, hay nhựa của các cây khác thuộc họ Bìm bìm.
XI. CHẤT BÉO
1. Khái niệm chung
- Chất béo (hay lipid) là những sản phẩm tự nhiên có trong động vật và thực vật là 1 nhóm hợp chất hữu cơ bao gồm những este của acid béo với các alcol.
- Các chất béo thông thường có cấu tạo là ester của các acid béo với glycerin và được gọi là các glycerid.
- Chất béo thu được từ thực vật được gọi là dầu béo, thành phần có nhiều acid béo chưa no và ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
- Chất béo thu được từ động vật được gọi là mỡ, thành phần có nhiều acid béo no và ở dạng đặc ở nhiệt độ thường.
- Chất béo nhẹ hơn nước, tan trong dung môi hữu cơ kém phân cực như benzen, ete, chloroform, ít tan trong cồn và không tan trong nước.
2. Công dụng
- Chất béo là nguồn thức ăn giàu năng lượng cho con người.
- Chất béo được dùng làm dung môi cho một số loại thuốc tiêm, làm tá dược hay điều chế các tá dược cho thuốc mỡ, thuốc đạn, viên nén v.v….
- Các dầu béo có nhiều nối đôi được xem là các vitamin F là những chất cần thiết cho cơ thể.
- Một số chất béo có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc, làm mau lên da non ở các vết thương, vết bỏng. Một số dầu béo có tác dụng trị liệu riêng biệt như dầu Thầu dầu, dầu Ba đậu, dầu Đại phong tử v.v ...
- Một số chất béo hoà tan các vitamin cần thiết cho cơ thể như vit. A, D, E, beta caroten.
3. Dược liệu chứa chất béo
Đậu phộng, Dừa, Ca cao, Thầu dầu, Đại phong tử, Gấc, Gan cá.
XII. ALKALOID
1. Khái niệm chung
Alkaloid nói chung là những chất hữu cơ có tính kiềm, thường gặp trong thực vật, đôi khi gặp trong động vật. Chúng có dược lực tính mạnh, cho phản ứng đặc hiệu với các thuốc thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid.
2. Tính chất
Alkaloid thường là những chất rắn, không màu, không mùi, vị đắng. dạng base thường tan trong dung môi hữu cơ, dạng muối thường tan trong nước và cồn.
3. Công dụng: rất đa dạng, tuỳ theo từng loại alkaloid.
a. Tác dụng lên hệ thần kinh.
- Kích thích thần kinh trung ương: strychnin, cafein.
- Ức chế thần kinh trung ương: morphin, codein.
- Kích thích thần kinh giao cảm: ephedrin.
- Liệt giao cảm: yohimbin.
- Kích thích phó giao cảm: pilocarpin.
- Liệt phó giao cảm: atropin.
- Gây tê: cocain.
b. Hạ huyết áp:
- Reserpin.
c. Tác dụng trị ung thư:
- Taxol, vinblastin, vincristin.
d. Tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn:
- Quinin, berberin, arecolin, emetin.
4. Một số dược liệu chứa alkaloid
Canh ki na, Thuốc phiện, Thuốc lá, Bình vôi,
Sen, Ba gạc, Dừa cạn, Cà độc dược,
Hoàng đằng, Hoàng bá, Vàng đắng, Mã tiền.
XIII. KHÁNG SINH THỰC VẬT
1. Khái niệm chung
Kháng sinh là những hợp chất hữu cơ, thường có nguồn gốc sinh vật (vi sinh, thực vật, động vật) có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật. Các kháng sinh thường có tác dụng khá đặc hiệu lên các loài vi khuẩn khác nhau ở một nồng độ thường là rất nhỏ.
Kháng sinh thực vật là một tên gọi chung chỉ các chất có trong thực vật có tác dụng kháng sinh. Những chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học khác nhau như alkaloid, các hợp chất quinon, flavonoid, tinh dầu v.v…
2. Một số kháng sinh thực vật trong dược liệu
- Berberin trong Vàng đắng, Hoàng liên, Hoàng bá
- Emetin trong Ipeca, conessin trong Mức hoa trắng.
- Allicin trong Tỏi, tinh dầu Tràm, tinh dầu Húng quế, tinh dầu Sả.
- Plumbagin trong Bạch hoa xà, juglon trong Hồ đào, lawson trong Lá móng,.
- Wedelolacton trong Cỏ mực, Sài đất.
solanin trong mầm Khoai tây, tomatin trong lá Cà chua.
Về Đầu Trang Go down
https://jincai.forumvi.com
 
Các nhóm hợp chất thường gặp trong dược liệu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bức thư gửi bạn gái trong tương lai...
» Quy tắc chọn huyệt trong châm cứu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Jincai :: CHuyên mục Y - Dược :: Khoa Dược-
Chuyển đến